Giọng nói là một công cụ quan trọng và vô cùng mạnh mẽ trong giao tiếp. Thông qua giọng nói, ta có thể truyền đạt thông tin, kết nối và thể hiện tình cảm hay cảm xúc.
Dù mức ảnh hưởng như thế nhưng không phải ai cũng được sinh ra với chất giọng tốt để có thể tự tin trong giao tiếp do đó việc luyện giọng nói là cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách luyện giọng nói để tự tin trong giao tiếp.
Giọng nói phù hợp cho giao tiếp
Tùy vào mỗi ngôn ngữ, quốc gia và lãnh thổ sẽ có những chuẩn mực riêng về giọng nói phù hợp cho giao tiếp. Tuy nhiên, một giọng nói phù hợp để giao tiếp sẽ cần có những đặc điểm như sau:
- Rõ ràng: Để người nghe có thể dễ dàng nghe được thông điệp bạn truyền tải thông qua giọng nói mà không cần suy nghĩ, đoán hay khó chịu thì người nói cần phát âm chuẩn, từ ngữ dễ hiểu và không mắc các tật như ngọng, nói lắp, líu lưỡi.
- Dễ nghe: Người nói không nên nói quá to, tốc độ vừa đủ.
- Ngữ điệu phù hợp: Trong quá trình giao tiếp, người nói cần có sự thay đổi về âm lượng, cao độ, tiết tấu để thu hút người nghe và kích thích sự hứng thú.
- Truyền cảm: Người nói cần thể hiện được cảm xúc trong câu nói để giúp người nghe hiểu được cảm xúc và thái độ của người nói với thông điệp đang truyền tải.
- Phù hợp với hoàn cảnh: Tùy vào tình huống và môi trường đang giao tiếp mà người nói cần chọn ngôn từ, cử chỉ và cách diễn đạt phù hợp.
Cách luyện giọng nói để tự tin khi giao tiếp
Để việc giao tiếp có duyên, bên cạnh khả năng lắng nghe, hòa nhập, sử dụng ngôn ngữ cơ thể,… thì giọng nói rất quan trọng với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn có một giọng nói thích hợp cho việc giao tiếp do đó việc luyện giọng để có thể tự tin giao tiếp là cần thiết với mọi người. Sau đây, hãy cùng tham khảo sơ qua một số cách luyện giọng nói phổ biến, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao khi giao tiếp trực tiếp.
Tập đọc sách
Đọc sách là cách luyện giọng cơ bản, dễ thực hiện nhưng kết quả mang lại rất tốt. Ngoài sách, bạn cũng có thể chọn báo, truyện chữ hay những ấn phẩm khác tùy theo sở thích của bạn. Trong quá trình đọc, đừng chỉ chú ý vào nội dung chữ mà hãy tập trung vào:
- Phát âm từng chữ to và rõ ràng
- Đọc chậm rãi và chú ý và nhịp độ
- Thay đổi giọng điệu cho phù hợp với ngữ cảnh và cảm xúc của từng đoạn
- Điều tiết hơi thở phù hợp
Tập nói trước gương
Nếu bạn ngại nói trước đám đông hay nói với người khác, hãy bắt đầu bằng cách tập nói trước gương. Khi nói trước gương, bạn có thể nhìn thấy được cử chỉ, khẩu hình miệng, biểu hiện giao tiếp phi ngôn ngữ của bản thân để từ đó có thể tùy chỉnh lại cho phù hợp.
Tập nói truyện cùng người khác – nói trước đám đông
Khi đã tự tin hơn về chất giọng, bạn có thể chủ động giao tiếp với mọi người xung quoanh để luyện tập khả năng nói của mình. Nếu có thể, bạn hãy nhờ bạn bè và người thân phản hồi về giọng nói của mình và từ đó có thể chỉnh sửa một cách nhanh chóng và chính xác.
Nhiều người khi giao tiếp trước đám đông sẽ bị áp lực, giảm tự tin và ảnh hưởng tới giọng nói. Việc tập giao tiếp trước đám đông sẽ giúp bạn làm quen với điều này, từ đó xây dựng sự tự tin, giảm các vấn đề có thể ảnh hưởng tới giao tiếp.
Ghi âm giọng nói của mình
Trong quá trình luyện tập giọng nói, hãy ghi âm lại giọng nói của mình và nghe lại để có thể khắc phục những sai sót và hạn chế. Ngoài ra, việc thu âm lại giọng nói cũng cho bạn thấy được những tiến bộ của bạn theo thời gian.
Luyện tập lấy hơi khi giao tiếp
Để có giọng nói khỏa mạnh, rõ ràng thì kỹ năng lấy hơi cũng như tư thế lấy hơi rất quan trọng.
Bạn có thể tham khảo về kỹ năng lấy hơi đúng cách khi nói dưới đây:
- Lưng thẳng, thả lỏng 2 vai
- Khi hít vào, hãy dùng mũi và phình bụng ra
- Khi nói, hãy thở ra bằng miệng và hóp bụng lại
Cách lấy hơi vào từ bụng sẽ giúp bạn tránh bị hụt hơi khi nói so với lấy hơi vào từ ngực. Cách làm này sẽ cho phép bạn điều phối hơi tốt hơn, nói được dài hơn và với chất giọng tốt hơn.
Bạn có thể luyện tập chi tiết qua cách tập sau:
- Hít sâu và bụng phình ra, thở ra chậm và hóp bụng lại.
- Nói rõ to một câu bất kỳ to và rõ ràng. Chú ý khi nói, lấy hơi từ bụng và thở ra chậm
- Mỗi nhịp ngừng (ngắt ý, hết câu, đoạn nghỉ,…), hãy lặp lại việc hít sâu để lấy hơi.
Ngoài ra, hãy chọn trang phục phù hợp, thoải mái và không gò bó đặc biệt là ở phần ngực và bụng.
Hãy luyện tập kỹ thuật này thường xuyên để tạo thành một thói quen và phản xạ khi nói.
Đảm bảo sức khỏe
Ngoài những yếu tố trên thì sức khỏe tổng thể rất quan trọng, để có một giọng nói hay, bạn cần lưu ý những yếu tố sau về sức khỏe:
- Tinh thần: Tình trạng lo âu, căng thẳng, mệt mỏi về trí não có thể gây ảnh hưởng tới giọng nói và cách trình bày thông điệp khi giao tiếp của bạn.
- Hô hấp: sức khỏe của hệ hô hấp ảnh hưởng trực tiếp tới giọng nói, khả năng kiểm soát hơi thở.
- Hệ tiêu hóa: việc uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện giọng nói. Ngoài ra cũng cần tránh những đồ ăn nặng, thực phẩm có thể gây đầy hơi, khô miệng và các vấn đề tiêu hóa khác.
Chuyên gia giao tiếp
Hành trình luyện tập giao tiếp sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn khi có sự hỗ trợ từ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm. Họ không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn về cách điều chỉnh giọng điệu, phát âm, lộ trình, mà giúp học viên nhận biết những khiếm khuyết cá nhân, những điểm yếu và những điều cần chỉnh sửa để học viên có thể đi đúng hướng trong quá trình luyện tập.
Quá trình luyện giọng đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung và sự cố gắng. Bất kỳ ai cũng có khả năng cải thiện giọng nói của mình thông qua việc thực hành và học hỏi. Hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn đọc định hình được cách luyện giọng nói phù hợp cho giao tiếp.
Do đó, để học nhanh cách giao tiếp nên tìm đến các khoá học chuyên đào tạo kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp như học viện iRTC.
Theo IRTC