Tương tự như phân tích SWOT, thiết lập mục tiêu SMART cũng là một trong những phương pháp giúp Vinamilk hoạch định chiến lược tiếp thị, kế hoạch kinh doanh, hỗ trợ phát triển bền vững trên thị trường sản phẩm sữa Việt Nam.
Dựa trên các tiêu chí sẵn có, việc xác định các tham số khi chúng liên quan đến mục tiêu của bạn giúp đảm bảo hiệu quả của các chiến dịch marketing. Trong bài viết sau, hãy cùng SaleJob phân tích mô hình SMART của Vinamilk và xem cách bạn có thể áp dụng phương pháp này vào thực tiễn doanh nghiệp của mình.
Mô hình SMART là gì ?
Mô hình SMART là một trong những công cụ phổ biến nhất giúp các nhà quản trị chiến lược xác định và thiết lập các mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp dựa trên 5 yếu tố: Specific-Cụ thể, Measurable-Đo lường được, Achievable-Khả thi, Relevant-Sự liên quan và Timebound-Có thời hạn.
Khi sử dụng mô hình SMART vào trong hoạch định chiến lược, doanh nghiệp có thể tập trung vào những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được hiệu quả thông qua tính khả thi, thiết thực, có liên quan đến mục tiêu tổng thể và xác định được thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
Các yếu tố trong mô hình SMART
Mô hình SMART thường được xây dựng giúp xác định và xây dựng các mục tiêu dài hạn thỏa mãn 5 yếu tố chính.
1. S (Specific) – Cụ thể
Specific hướng đến việc xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể hơn cho từng chiến dịch. Yếu tố này giúp doanh nghiệp biết được đâu là hướng đi đúng đắn, tránh những mục tiêu không rõ ràng và quá mơ hồ, như vậy sẽ rất khó để có được thành công.
Chẳng hạn như khi đặt KPI tiếp cận khách hàng tiềm năng qua kênh online với số lượng 30 khách hàng/ tuần. Bạn cần đánh giá và tham khảo ý kiến của đội ngũ nhân viên để xem mục tiêu đó có thực sự phù hợp không vì họ chính là người thực hiện và cố gắng để đạt được mục tiêu đó.
2. M (Measurable) – Có thể đo lường
Yếu tố quan trọng thứ 2 trong một mô hình SMART hoàn chỉnh chính là Measurable, nghĩa là các mục tiêu được đề ra có thể đo lường và đánh giá được độ hiệu quả. Với doanh nghiệp, khả năng đo lường giúp đánh giá được các hoạt động của chiến lược và có giải pháp cải tiến phù hợp với kế hoạch mục tiêu.
Measurable cũng giúp tăng sự minh bạch và tính trung thực trong việc quản lý doanh nghiệp. Khi mỗi chỉ tiêu đề ra đều có thể được đo lường một cách khoa học, doanh nghiệp có thể dựa vào đó đề ra các phương pháp quản trị với các bên liên quan như nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, cổ đông,… Điều này giúp tăng độ uy tín của thương hiệu, tạo được lòng tin với khách hàng và hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như nếu bạn cần đặt mục tiêu về doanh thu, yếu tố này sẽ giúp bạn xác định được đâu là những chỉ tiêu có thể đo lường được. Đó có thể là sản lượng sản phẩm bán ra, doanh thu từ từng danh mục, tỷ lệ khách hàng quay lại hoặc phần trăm doanh thu. Từ đó doanh nghiệp có thể đo lường được mức độ hiệu quả của từng chiến lược, đưa ra những điều chỉnh kịp thời giúp thúc đẩy tình hình kinh doanh.
3. A (Achievable) – Tính khả thi
Yếu tố khả thi được nhắc đến ở đây với mục đích đảm bảo rằng các mục tiêu được đề ra có tính thực tế và có khả năng thực hiện được. Nhờ vậy đưa ra các chiến lược và kế hoạch phù hợp để đạt được mục tiêu đó.
Để đáp ứng mục tiêu mang tính khả thi, các doanh nghiệp cần đáp ứng những yếu tố sau:
- Ngân sách: Cần đánh giá chính xác khả năng đầu tư hiện tại vào mỗi chiến dịch. Nếu mục tiêu đòi hỏi khoản đầu tư quá lớn vượt qua khả năng tài chính của doanh nghiệp thì rất có thể không thể thực hiện được.
- Thị trường cạnh tranh: Doanh nghiệp phải đánh giá được mức độ cạnh tranh trong ngành để đảm bảo mục tiêu đề ra phù hợp với nhu cầu thị trường. Nếu mức độ cạnh tranh cao nhưng chiến lược lại không có quá nhiều điểm khác biệt so với đối thủ thì rất khó để thực hiện được mục tiêu.
- Công nghệ: Công nghệ có thể là công cụ hỗ trợ đạt được mục tiêu cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu quá trình thực hiện đòi hỏi áp dụng những công nghệ mới và không có sẵn trong doanh nghiệp thì việc hoàn thành sẽ rất khó khăn.
- Nhân lực: Mỗi doanh nghiệp cần đảo bảo rằng mình có đủ nhân lực để đáp ứng kế hoạch thực hiện mục tiêu. Điều này cũng giúp bạn đánh giá chính xác mức độ khả thi của chiến dịch. Từ đó có những thay đổi mới phù hợp với mục tiêu, chiến lược và thời gian thực hiện.
4. R (Relevant) – Tính liên quan
Yếu tố tính liên quan giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu đã đặt ra phù hợp, liên quan đến mục tiêu chung, các hoạt động kinh doanh cũng có tính nhất quán, hỗ trợ tốt cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Yếu tố Relevant giúp đảm bảo các nỗ lực của doanh nghiệp đang được triển khai đúng hướng và phù hợp với tình hình hiện tại.
Ngoài mối liên hệ giữa mục tiêu chung, các mục tiêu nhỏ cần có sự gắn kết, phù hợp với nguồn lực, xu hướng kinh tế, khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Để làm được điều này đòi hỏi nhà hoạch định chiến lược cần am hiểu tường tận về bộ máy hoạt động cũng như định hướng tương lai của doanh nghiệp.
Chẳng hạn trong năm tới doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng sang thị trường quốc tế thì mục tiêu được đặt ra cần hướng đến các chiến dịch nhỏ hơn. Ví dụ như 3 tháng đầu năm tiếp cận thị trường Tây Á, sau 12 tháng có được thị phần nhỏ ở thị trường này. Sang đến năm 2 tiếp tục mở rộng quy mô sang các khu vực lân cận để phát triển thành thị trường lớn hơn.
5. T (Timebound) – Có thời hạn
Time-bound trong mô hình SMART là yếu tố quan trọng giúp xác định các thời hạn phải hoàn thành mục tiêu, dự kiến thời gian các sự kiện hay thời gian cụ thể thực hiện từng bước. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo được tiến độ và đưa ra các phương pháp xử lý kịp thời.
Việc đặt ra thời hạn cho các mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung và cụ thể hóa được những mục tiêu đó. Ngoài ra việc này còn giúp quản lý tiến độ công việc được hiệu quả hơn. Bằng cách phân bổ công việc và thời hạn hoàn thành cho mỗi cá nhân, người lãnh đạo có thể theo dõi tiến độ và đảm bảo các mục tiêu có thể hoàn thành đúng thời hạn.
Nếu không đề ra từng bước chiến lược cụ thể và thiết lập thời gian dự kiến cho từng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc quản lý các mục tiêu. Chẳng hạn như có thể bị hoãn lại và hiệu suất kém.
Phân tích chi tiết mô hình SMART của Vinamilk
Có thể thấy, mô hình SMART là cách tiếp cận hữu ích giúp phân tích mục tiêu và đặt ra những chỉ tiêu cụ thể cho một doanh nghiệp. Hãy cùng phân tích mô hình SMART của Vinamilk-một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành sữa Việt Nam.
Specific – Tính cụ thể
Ngay từ khi ra mắt thị trường, thời gian đầu Vinamilk đã sớm thiết lập cho mình những mục tiêu cụ thể và rõ ràng, chẳng hạn như tăng doanh số bán sản phẩm sữa tươi trong mooxi quý thêm 20%, đạt chứng nhận ISO 9001 cho hệ thống nhà máy sản xuất sữa tươi trước cuối năm. Cho đến hiện tại, thương hiệu này hầu như đã hoàn thành mọi mục tiêu nhờ chiến lược hoạt động rõ ràng.
Mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp nghìn tỷ này chính là chiếm lĩnh thị trường mục tiêu tại châu Á về dòng sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng. Điều này khiến tổng bộ máy dốc sức tập trung hơn vào việc nghiên cứu, phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngoại quốc khó tính.
Measurable – Đo lường được
Vinamilk đã xác định các chỉ số và tiêu chí giúp thương hiệu đo lường, đánh giá việc đạt được mục tiêu này như thế nào. Chẳng hạn như tỷ lệ thị phần, doanh số bán hàng, lượng nhà máy đạt chứng nhận hoặc lợi nhuận tăng trưởng trong mỗi quý đều tăng rõ rệt.
Với mục tiêu thống lĩnh thị trường châu Á, doanh nghiệp cũng đã đặt ra mục tiêu cho chính mình đó là nắm giữ khoảng 30% thị trường. Việc đo lường tiến độ giúp thương hiệu theo dõi và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh kịp thời.
Achievable – Tính khả thi
Các mục tiêu mà Vinamilk đặt ra đều được thiết lập dựa trên nền tảng nghiên cứu thị trường, khả năng tài chính, nguồn lực và cả năng lực hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Điều này phần nào giúp đảm bảo các mục tiêu đã đề ra là khả thi và có thể dễ dàng thực hiện được.
Bản thân doanh nghiệp này cũng lựa chọn những mục tiêu phù hợp với năng lực và tài nguyên hiện có của mình. Nhờ quy mô lớn, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cấp và cải tiến mà Vinamilk dần nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như vị thế trên thị trường ngoại quốc.
Realistic – Tính thực tiễn
Các mục tiêu được đề ra đều có tính liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp. Việc đạt được các đề xuất này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của Vinamilk.
Những gì đã và đang được thực hiện trong mô hình SMART của Vinamilk có liên quan trực tiếp đến ngành công nghiệp sức khỏe. Hệ thống vẫn đang không ngừng nghiên cứu, phát triển thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao, đầy đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của người tiêu dùng châu Á.
Time Bound – Thời gian hoàn thành
Vinamilk đã đặt ra các mục tiêu với điểm đến cụ thể và rõ ràng nhất.. Những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều được tính toán, phân chia kỹ lưỡng để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường châu Á vào năm 2030 được hệ thống hoạch định rõ ràng ngay từ đầu. Vinamilk đã từng bước suy tính và đặt ra các mốc thời gian cụ thể cho từng sự kiện, từng mục tiêu nhỏ. Chẳng hạn như xây dựng thêm 30 chi nhánh phủ sóng khắp nơi trên thị trường Á châu. Đồng thời hệ thống cũng hướng đến việc xây dựng thêm 15 nhà máy sản xuất lớn ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ năm 2025.
Đánh giá mục tiêu SMART của thương hiệu Vinamilk
Có thể thấy, SMART là một công cụ linh hoạt giúp Vinamilk xác định được những gì cần làm và phải làm để cụ thể hóa mục tiêu của mình. Thông qua mô hình SMART của Vinamilk, không khó để đánh giá hiệu quả từ các chiến lược đã được triển khai. Cụ thể:
Công cụ SMART giúp doanh nghiệp đo lường tiến độ khi đặt ra từng mục tiêu cụ thể đã cải thiện hiệu suất làm việc của toàn bộ hệ thống thêm 14%.
Việc hoạch định mục tiêu đúng đắn và phù hợp giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng đạt được mục tiêu lên đến 70%, cao hơn so với trước đây 45%.
Mô hình SMART cũng giúp hệ thống quản lý toàn diện thời gian và nguồn lực bên trong một cách hiệu quả, giúp thúc đẩy tiến độ và đảm bảo được tính khả thi của từng mục tiêu.
Triển khai hệ thống công việc bài bản giúp doanh nghiệp tập trung hơn vào những hoạt động quan trọng, cải thiện được hiệu suất kinh doanh và tăng trưởng doanh thu.
Đây được đánh giá là mô hình toàn diện nhất giúp Vinamilk hoàn thành kế hoạch mục tiêu, đảm bảo khả năng phát triển bền vững và ngày càng thành công trong ngành công nghiệp thức uống dinh dưỡng.
Trên đây là những phân tích chi tiết nhất về mô hình SMART của Vinamilk. Hy vọng có thể giúp bạn thành công trong việc áp dụng các kế hoạch và đưa ra quyết định hợp lý.
Theo Chuyên gia Marketing