Chiến lược kinh doanh là một phần không thể thiếu nhằm hướng công ty đi đến mục tiêu thành công. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ mang đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh và có một định hướng hoạt động đúng đắn.
Trong bài viết này, Salejob hy võng sẽ giải đáp về chiến lược và các nguyên tắc giúp doanh nghiệp thành công trong kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ công ty nào đang muốn tìm cách phát triển kinh doanh một cách chiến lược, nhưng chính xác thì chiến lược kinh doanh là gì?
Nói một cách đơn giản, chiến lược kinh doanh là một tập hợp các kế hoạch, mục tiêu và hành động rõ ràng, vạch ra được cách thức một doanh nghiệp sẽ cạnh tranh trong một thị trường cụ thể hoặc các thị trường chung, với một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hiểu về lý thuyết khá đơn giản, nhưng thực tế việc phát triển một chiến lược kinh doanh tốt – sau đó thực hiện kế hoạch đúng hướng – đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng.
Thêm vào đó, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “chiến lược” và “chiến thuật”. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau: Chiến lược có mức độ lớn hơn chiến thuật, chiến thuật là một phần của chiến lược và chiến lược có tính chất khác so với chiến thuật.
Nếu một khi chiến lược kinh doanh của công ty thành công thì sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh, tăng trưởng hơn so với đối thủ.
Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo thì phải bao gồm nhiều cách để đạt được mục tiêu, phải có sự khác biệt với đối thủ và đưa ra được lời giải là làm thế nào để mang về doanh thu cho doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của chiến dịch kinh doanh đối với một doanh nghiệp
Có một số lý do tại sao chiến lược kinh doanh lại quan trọng đối với các tổ chức, bao gồm:
- Có kế hoạch cụ thể: Chiến lược kinh doanh giúp bạn xác định các bước cần thực hiện để đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.
- Nắm được điểm mạnh và điểm yếu: Trong quá trình tạo chiến lược kinh doanh bạn sẽ xác định và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Từ đó, có thể tạo ra một chiến lược tối ưu hóa điểm mạnh và bù đắp hoặc loại bỏ điểm yếu của doanh nghiệp mình.
- Nâng cao hiệu quả: Giúp bạn phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh của mình, điều này sẽ làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời giúp bạn lập thời hạn cho kế hoạch, phân bổ đúng người đúng việc cho các mục tiêu dự án.
- Khả năng kiểm soát cao: Tạo chiến lược kinh doanh cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn, cho phép bạn dễ dàng đánh giá xem các hoạt động của doanh nghiệp có đang đến gần mục tiêu đặt ra hay không.
- Có được lợi thế cạnh tranh: Bằng cách xác định một kế hoạch rõ ràng để đạt được mục tiêu, bạn có thể tập trung vào việc tận dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp. Sử dụng điểm mạnh như một lợi thế cạnh tranh khiến công ty của bạn trở thành độc tôn trên thị trường.
Những nguyên tắc cần nhớ để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả
Cạnh tranh để khác biệt
Có nhiều người mặc định rằng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là phải đưa doanh nghiệp trở thành đơn vị xuất chúng nhất, tốt nhất trong ngành. Nhưng đôi lúc, đây lại là một nhiệm vụ không khả thi.
Trong thể thao, cạnh tranh chỉ có 1 người chiến thắng. Nhưng trên thương trường, có từ 2 – 3 doanh nghiệp dẫn đầu trong một lĩnh vực là chuyện hết sức bình thường. Kinh doanh không phải là một trò chơi có tổng bằng 0, bạn thắng, tôi thua và ngược lại.
Một chiến lược kinh doanh tốt là chiến lược định hướng doanh nghiệp trở thành duy nhất, không phải tốt nhất. Trong cùng một ngành kinh doanh, nhiều công ty sẽ có nhiều chiếc lược khác biệt nhau và trong số đó, sẽ có những chiến lược chiến thắng.
Tuy nhiên, một trong những chiến lược kinh doanh tồi tệ nhất là sao y nguyên bản của doanh nghiệp lớn nhất ngành rồi áp dụng vào công ty mình, nhưng không dựa trên thực trạng hiện tại của doanh nghiệp.
Cạnh tranh vì lợi nhuận
Mục đích chính của kinh doanh đó là kiếm tiền chứ không phải để chiếm được thị phần lớn nhất hay tăng trưởng nhanh nhất.
“Tôi muốn phát triển doanh nghiệp của mình” – không phải là một chiến lược kinh doanh. Nó cũng giống như câu, “Tôi muốn trở nên giàu có”.
Thật không may là những điều này sẽ không bao giờ tự xảy ra, phải có nguyên nhân mới có kết quả. Phát triển không phải là một chiến lược, nó là một hệ quả. Khi ai đó đưa sự phát triển vào chiến lược của họ, sẽ có một “ánh đèn màu cam” bắt đầu nhấp nháy.
Dù vậy, cũng không có nghĩa là bạn không được dùng từ “Tăng trưởng”. Chẳng hạn như: Khi nói về các lĩnh vực tăng trưởng của doanh nghiệp hoặc khi tìm kiếm các lĩnh vực tăng trưởng – Những lĩnh vực mà doanh nghiệp có tiềm năng đạt được sẽ mang lại phần lợi nhuận bổ sung.
Thấu hiểu thị trường
Chúng ta có thể thấy rằng, một doanh nghiệp là một phần của hệ sinh thái ngành công nghiệp. Mỗi một ngành sẽ có những đặc điểm riêng, cơ cấu riêng. Những đặc điểm này sẽ quyết định khả năng sinh lời của công ty bạn trong tương lai.
Thấu hiểu về ngành và hiểu được đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội cạnh tranh và phát triển trong ngành. Khi càng hiểu rõ, bạn sẽ càng có khả năng trở nên tốt hơn, tạo ra tính độc đáo và thu được mức lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình của ngành.
Xác định đối tượng khách hàng
Doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì phải xác định được nhóm khách hàng mục tiêu của mình một cách rõ ràng. Bạn cần hướng đến một tệp khách hàng cụ thể và phát triển những sản phẩm trong chuỗi giá trị phù hợp để phục vụ tệp khách hàng của mình.
Nói cách khác, bạn không thể bán sản phẩm dịch vụ của mình cho mọi khách hàng, thực tế chỉ có một lượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu chung mà thôi. Do đó, việc bạn cần làm trong chiến lược kinh doanh là xác định nhóm khách hàng từ đó dùng những sản phẩm của mình thỏa mãn nhu cầu của họ.
Hãy học cách nói không
Khi hiểu được thị trường, hiểu được tâm lý tiêu dùng của khách hàng và xây dựng được giá trị cam kết của doanh nghiệp. Bạn phải dần học cách nói “không” với nhiều thứ không phù hợp.
Sẽ có nhiều hoạt động mà bạn không cần thực hiện, những khách hàng không phải là khách hàng mục tiêu và sẽ có những sản phẩm dịch vụ mà bạn không nên cung cấp.
Tầm quan trọng của việc xác định không nên làm gì trong chiến lược kinh doanh cũng tương tự việc nên làm gì.
Không ngại thay đổi
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao, thị trường thay đổi, đối thủ thay đổi, công nghệ ngày càng hiện đại, điều đặt ra lúc nào là bạn cũng phải biết thay đổi. Một trong những yếu tố để có được sự thành bại trong chiến lược kinh doanh đó là “đúng người, đúng thời điểm” phải luôn tìm tòi ra những xu hướng mới, hợp với thời đại để áp dụng vào thực tế doanh nghiệp.
Nếu bạn không thay đổi, đồng nghĩa với việc đang đứng yên và dậm chân tại chỗ. Nếu bạn thay đổi, đây chính là cách để bạn kéo dài vòng đời của những sản phẩm của chính mình.
Tư duy hệ thống
Dù là nguyên tắc cuối cùng trong chiến lược kinh doanh nhưng vai trò của nó cũng không kém phần quan trọng. Bạn cần có một tư duy hệ thống, xây dựng dữ liệu, data chính xác thành những giả định thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Hầu như, những tư duy này của bạn sẽ không thể luôn luôn chính xác 100%. Vì thế, hãy dựa trên số liệu thực tế để phán đoán về khách hàng, về thị trường hay về tất cả mọi thứ.
Đây là một kỹ năng trọng đối với bất kỳ ai muốn có một chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Nhà lãnh đạo cần phải nắm được những kiến thức cơ bản để hiểu rõ những thứ mà họ đang làm.
Những yếu tố của một chiến lược kinh doanh
Mục tiêu chiến lược
Không có mục tiêu sẽ không có chiến lược, nên đây là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh. Giúp doanh nghiệp hướng đến lợi nhuận cao và phát triển bền vững.
Mục tiêu sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn trả lời được câu hỏi trong vòng 3 – 5 năm tới sẽ đạt được gì và đứng ở vị trí nào trên thị trường. Bạn phải cẩn thận để vạch ra mục tiêu cốt lõi, mục tiêu này là cơ sở để giúp bạn biết nên làm gì ở những bước tiếp theo.
Amazon là một ví dụ điển hình về mục tiêu “Mục tiêu của chúng tôi là trở thành công ty luôn lấy khách hàng làm trung tâm, xây dựng một nơi mà mọi khách hàng có thể đến để tìm kiếm và khám phá bất cứ thứ gì mà họ có thể mua trực tuyến.”
Phạm vi chiến lược
Công ty có chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mọi phân khúc, bởi cách làm này sẽ khiến cho nguồn lực bị phân tán và không mang lại giá trị. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và đặt ra giới hạn về sản phẩm, khách hàng, chuỗi giá trị trong ngành, khu vực địa lý để tập trung và thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Phạm vi chiến lược cần phải định rõ và truyền tải được cho nhân viên cần phải làm gì và không làm gì. Chẳng hạn như, một ngân hàng có mục tiêu chiến lược là không cấp tín dụng cho khách hàng kinh doanh những lĩnh vực có biến động mạnh như phân bón, sắt thép thì những nhà quản lý cấp trung sẽ không phải dành quá nhiều thời gian vào những dự án không phù hợp.
An Phước là một ví dụ điển hình khi tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nhân, nhân viên công sở có thu nhập cao bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau như: Quần áo, vali, giàu, ca-ra-vát,…
Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh
Doanh nghiệp cần xác định được nhóm khách hàng mục tiêu đánh giá cao sản phẩm của bạn là vì cái gì, thay vì tạo ra sản phẩm chi phí thấp để tạo nên sự khác biệt. Thứ mà doanh nghiệp cần đó là phát triển một giản đồ giá trị của khách hàng và kết hợp cùng yếu tố mục tiêu tiêu dùng của khách hàng đối với dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp.
Chúng ta có thể thấy được một ví dụ rất điển hình là công ty Coca Cola: Những giá trị, chất lượng, độ an toàn và tin cậy, thiết kế, sự đa dạng,…
- Đa dạng: Coca có rất nhiều sản phẩm đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng.
- Sự chất lượng: Nếu Coca đã làm, chắc chắn sẽ làm tốt.
- Sự bức phá trong khả năng lãnh đạo: Không ngại thách thức, thay đổi để có một tương lai rực rỡ hơn.
- Hợp tác: Tận dụng sức mạnh tập thể.
Hãy nhớ rằng, việc xác định đúng, tạo dựng được giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với những đối thủ khác là vấn đề trung tâm của chiến lược kinh doanh.
Hệ thống các hoạt động chiến lược
“Làm sao để đạt được lợi thế cạnh tranh?” là câu hỏi tiếp theo mà doanh nghiệp cần phải giải đáp. Nói theo một cách khác, doanh nghiệp cần phải xác định được cách thức mà mình cung cấp những giá trị khác biệt đến tay khách hàng.
Để có thể cung cấp được giá trị mà khách hàng mong muốn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có hoạt động hướng đến việc tạo ra những giá trị vượt trội cho người tiêu dùng. Công cụ để giúp bạn làm việc này một cách hiệu quả là sử dụng chuỗi giá trị do Michael Porter nghiên cứu.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp bạn lúc này là phải phân tích được ma trận SWOT để biết được rõ ràng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức:
- Điểm mạnh – Tại đây mô tả điểm mạnh của chính doanh nghiệp mình. Ví dụ, bạn hơn đối thủ ở điểm nào, bạn có lợi thế gì.
- Điểm yếu – Tại đây bạn có thể tìm ra các điểm yếu nào đang tồn tại trong công ty. Ví dụ như những bất lợi, khó khăn.
- Cơ hội – Cơ hội có thể có trên thị trường là gì và đâu là khả năng phát triển.
- Thách thức – Những thách thức nào có thể phát sinh trên thị trường và cần đề phòng những gì.
Năng lực cốt lõi
Doanh nghiệp cần phải xác định được đâu là năng lực cốt lõi và có đóng góp vào việc tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững. Khi triển khai những năng lực này sẽ giúp cho công ty có sự vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh về hiệu suất hoặc chất lượng.
Giúp cho công ty cạnh tranh hiệu quả hơn, đa dạng hơn về sản phẩm. Ví dụ như Honda, điểm mạnh của họ chính là độ bền và khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Như vậy, chúng ta có thể thấy những yếu tố của chiến lược kinh doanh sẽ không tồn tại một cách độc lập, rời rạc với nhau. Ngược lại, phải đảm bảo được sự liên kết, tương thích và nhất quán với nhau.
Các bước xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả
Ở phần này, chúng tôi sẽ tổng kết những kiến thức của những phần trên và tóm gọn lại 7 bước để giúp bạn xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả:
Bước 1: Thiết lập tầm nhìn mục tiêu của doanh nghiệp
Bạn muốn tạo và phát hành những sản phẩm hoặc dịch vụ nào? Bạn muốn thực hiện những cải tiến nào cho quy trình kinh doanh của mình? Có cơ hội mở rộng sang các thị trường mới mà bạn muốn khám phá không?
Những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra phải bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Thể hiện được rõ số liệu mong muốn về doanh thu mục tiêu hay thị phần doanh nghiệp sẽ đạt được trên thị trường.
Bước 2: Đánh giá được vị trí hiện tại của chính mình
Doanh nghiệp phải xác định được mình đang đứng đâu trên thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Đánh giá được các yếu tố như giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp, con người,…
Một điều khá quan trọng mà bạn không thể bỏ qua là đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đây là bước then chốt để xác định được vị trí hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp.
Bước 3: Nghiên cứu nhu cầu của thị trường và đối thủ
Một doanh nghiệp muốn kinh doanh được phải dựa trên nhu cầu của thị trường. Cung đúng cầu, cần phải xác định được sản phẩm mà thị trường cần là gì để cung cấp.
Đối với việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, phải biết được họ đang làm những sản phẩm dịch vụ gì giống mình và đứng ở vị trí ở khách hàng đưa ra một định hướng công tâm. Khi xác định được điểm mạnh, yếu của mình và đối thủ thì sẽ giúp bạn khắc phục được những vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải.
Bước 4: Đầu tư chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là điều cốt lõi trong kinh doanh, sản phẩm tốt thì mới tiếp cận được thị trường. Dù cho bạn có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo nhưng sản phẩm lại không tốt thì sẽ không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nếu có cũng phát triển không bền vững.
Chiến lược sản phẩm đúng đắn là phải tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Đây là một công cụ giúp bạn có lợi thế cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường.
Bước 5: Phân bổ ngân sách hợp lý
Thực tế, ngân sách trong kinh doanh không phải vô hạn, điều bạn cần làm là phân bổ ngân sách cho hợp lý. Không tập trung vào một bộ phận riêng lẽ nào. Hãy tạo ra một chiến lược phân bổ cân bằng giữa sản phẩm, quảng cáo, nhân sự, máy móc, truyền thông,…
Bước 6: Cập nhật xu hướng thị trường mới
Thị trường luôn biến động không ngừng, đồng nghĩa với việc nếu bạn không thay đổi bạn sẽ bị tụt hậu. Nếu muốn thành công phải luôn tìm tòi, khám phá và không ngại thay đổi, phải học cách thích nghi – đây là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải làm.
Bước 7: Đánh giá kết quả và điều chỉnh kế hoạch
Để cho chiến lược kế hoạch của doanh nghiệp đảm bảo đang đi đúng hướng thì:
- Phải theo dõi nó thường xuyên, thúc đẩy việc đi đúng kế hoạch trên tất cả các cấp trong công ty.
- Đặt sẵn KPI (các chỉ số hiệu suất chính) có tính dự đoán và phù hợp với kế hoạch chiến lược kinh doanh.
- Có những cuộc họp để đánh giá hiệu quả công việc
- Tính đến kỷ luật và trách nhiệm luôn là 2 vấn đề cần thiết để kế hoạch được thực hiện đúng hướng.
Bên cạnh đó, khi đánh giá và kiểm soát tốt kế hoạch thì sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những đe dọa từ đối thủ cạnh tranh, duy trì được kết quả mong muốn và đưa ra được hướng giải quyết tốt hơn.
Lưu ý để chiến lược kinh doanh luôn thành công
Hiểu sự lưu thông của dòng tiền
Làm thế nào để sử dụng đúng nguồn tiền trong kinh doanh chưa bao giờ là việc đơn giản. Chúng ta phải hiểu rằng, không phải lúc nào sẽ dùng tiền thì cũng sẽ mang lại hiệu quả, hiệu quả chỉ xuất hiện khi chúng ra phân bổ tiền đúng nơi, đúng thời điểm.
Lợi nhuận là mục tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp, nên khi sử dụng tiền làm sao để tạo được lợi nhuận thì cần được tính toán và có một kế hoạch riêng cụ thể.
Lưu ý về đối thủ
Xuyên suốt bài viết chúng tôi luôn nhắc đến tầm quan trọng của đối thủ cạnh tranh trong chiến lược của doanh nghiệp. Hãy học hỏi từ đối thủ cạnh tranh và phân tích những gì họ đang làm xem xem có thể áp dụng vào thực tế doanh nghiệp của mình hay không, từ đây bạn có thể đưa ra những kế hoạch vượt mặt đối thủ.
Đổi mới công nghệ
Với thời đại công nghiệp số, kỹ thuật số thì những công nghệ hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, giúp cho con người tối ưu được hiệu suất lao động. Ví dụ như những phần mềm kế toán, khai báo thuế, những loại máy móc,…
Nếu bạn không chấp nhận đổi mới, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận sự tụt hậu. Bị đẩy lùi về sau và không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Lắng nghe khách hàng
Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp, người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần lắng nghe khách hàng nói vì đây là thước đo chính xác về hiệu quả kinh doanh.
Từ những đánh giá của khách hàng, bạn sẽ nhìn nhận ra được những thiếu sót của công ty và đưa ra được giải pháp khắc phục. Đồng thời, lắng nghe và thay đổi sẽ giúp cho khách hàng có nhiều thiện cảm hơn với công ty.
Mong rằng thông qua bài viết này, sẽ giúp cho quý doanh nghiệp có một chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả hơn.
Theo Tanca