Trong cuộc sống đầy cơ hội và thách thức như hiện nay, việc định vị bản thân chính là “chìa khóa” quan trọng để bạn đạt được hạnh phúc, thành công.
- Vậy định vị bản thân là gì?
- Làm thế nào để định vị bản thân chính xác nhất?
Hãy tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!
Định vị bản thân là gì?
Định vị bản thân là quá trình bạn tự nhận thức, đánh giá về bản thân, bao gồm giá trị, mục tiêu, đam mê và năng lực tiềm ẩn bên trong. Điều này đòi hỏi khả năng tự quan sát, đánh giá để xác định tiềm lực của mình trong cuộc sống cũng như công việc.
Quá trình định vị bản thân sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất, ưu điểm và nhược điểm của mình. Từ đó, xác định mục tiêu sống, xây dựng hướng đi và sự nghiệp một cách nhất quán, hiệu quả.
Tại sao cần định vị bản thân?
Trong một thế giới đầy biến động, hiểu rõ về bản thân là chìa khóa giúp bạn thành công, cũng như xây dựng cuộc sống ý nghĩa hơn. Bởi, định vị bản thân giúp bạn nhận biết giá trị của bản thân, từ đó thiết lập những mục tiêu nghề nghiệp, cuộc sống phù hợp với định hướng của mình.
Vì thế, việc định vị bản thân sớm là sẽ giúp bạn sớm nhận thức về giá trị, năng lực tiềm ẩn của bản thân, giúp bạn đi đúng đường. Ngược lại, nếu không biết định vị bản thân thì bạn sẽ dễ dàng đi sai hướng như chọn sai ngành học, chọn sai công việc,… Điều này khiến cho cuộc sống của bạn trở nên áp lực, nhàm chán và không tìm được lý tưởng sống phù hợp.
Các bước định vị bản thân nhanh chóng, hiệu quả
Bước 1: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Bước đầu tiên trong quá trình định vị bản thân chính là bạn cần xác định được về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Chỉ khi xác định được về điểm mạnh, điểm yếu thì bạn mới có thể có cái nhìn khách quan nhất về giá trị, năng lực của bản thân.
Để xác định điểm mạnh, điểm yếu thì bạn có thể thực hiện trắc nghiệm MBTI hoặc tự trả lời các câu hỏi như:
- Bạn muốn trở thành người như thế nào?
- Ba tính từ miêu tả đặc điểm tính cách của bạn?
- Ba điểm mạnh nổi trội nhất mà bạn có?
- Ba điểm yếu nhất mà bạn cần cải thiện?
- Bạn có mục tiêu gì về sự nghiệp tương lai của mình?
- Có những trở ngại gì khiến bạn chưa đạt được mục tiêu?
- Bạn đã có những điều kiện gì để thực hiện mục tiêu của mình?
Bước 2: Định vị năng lực bản thân
Tiếp theo, bạn cần định vị năng lực của bản thân thông qua tháp tư duy Bloom. Phương pháp này sẽ phân loại tư duy dựa trên 6 cấp độ:
- Ghi nhớ (Remembering): Là khả năng ghi nhận, ghi nhớ kiến thức có liên quan.
- Hiểu (Understanding): Khả năng diễn đạt ý nghĩa của kiến thức, thông điệp thông qua giao tiếp, văn bản hoặc hình ảnh.
- Áp dụng (Applying): Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào tình huống, bài tập cụ thể.
- Phân tích (Analyzing): Khả năng phân tích thông tin dựa theo cấu trúc, mục đích tổng thể nhất định.
- Đánh giá (Evaluating): Khả năng dựa trên tiêu chí nhất định để đánh giá về vấn đề.
- Sáng tạo (Creating): Khả năng ghép kiến thức đã có để sáng tạo nên những cấu trúc, định lý mới.
Các cấp độ sẽ tăng dần từ đơn giản đến nâng cao. Vì thế, mỗi cá nhân có thể thực hiện mô hình này nhằm đánh giá về năng lực hiện tại của bản thân với các cấp độ năng lực để định vị, xác định bản thân cần gì, cần cải thiện những gì?
Bước 3: Tổng hợp đánh giá
Sau khi đã định vị được giá trị của bản thân thì hãy tổng hợp đánh giá lại. Hãy đánh giá lại về năng lực, công việc mình đang làm, cụ thể: bạn đang phát triển điểm mạnh nào, bạn cần cải thiện điểm nào, bạn cần học hỏi thêm những gì,… Hãy nhìn nhận khách quan để có đánh giá chính xác nhất nhé!
Bước 4: Xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn
Việc xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn là bước quan trọng trong quá trình định vị bản thân. Bằng cách đặt ra những mục tiêu cụ thể, bạn có thể định rõ hướng đi trong tương lai của mình.
Mục tiêu ngắn hạn giúp tập trung vào các thành tựu ngay trong tương lai, tạo động lực. Trong khi đó, mục tiêu dài hạn giúp xây dựng chiến lược tổng thể, giúp bạn nhìn xa hơn và đặt ra những hướng phát triển trong công việc, cuộc sống.
Bước 5: Thực thi và điều chỉnh
Bước cuối cùng trong quá trình định vị bản thân chính là hành động. Bạn cần biến những ý tưởng, suy nghĩ của mình thành hành động nhỏ và những bước tiến nhỏ để tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.
Những bước tiến đó sẽ có những khó khăn, thử thách, tuy nhiên đó chính là phần quan trọng giúp bạn trải nghiệm thực tế, đánh giá được những khía cạnh khác nhau của con đường bạn đã chọn.
Đồng thời, trên hành trình của mình cũng đừng quên điều chỉnh cho phù hợp với những trải nghiệm, năng lực tiềm ẩn của mình nhé! Nó sẽ giúp bạn duy trì sự linh hoạt, thích ứng với môi trường thay đổi và nắm bắt những cơ hội trong cuộc sống.
Bí quyết giúp định vị bản thân chính xác nhất 2023
Sử dụng công cụ thấu hiểu bản thân
Trắc nghiệm MBTI
MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) là công cụ với những câu hỏi trắc nghiệm giúp khám phá tính cách của con người, giúp bạn hiểu rõ về bản thân. Theo đó, MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 yếu tố:
- Xu hướng tự nhiên: Hướng ngoại (Extroversion) – Hướng nội (Introversion)
- Tìm hiểu và nhận thức thế giới: Giác quan (Sensing) – Trực giác (Intuition)
- Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) – Tình cảm (Feeling)
- Cách thức và hành động: Nguyên tắc (Judgment) – Linh hoạt (Perception)
Từ đó, tạo nên 16 nhóm tính cách khác nhau như: ISTJ (người trách nhiệm), INFP (Người hoà giải), ESTJ (Người giám sát), ENTJ (Người chỉ huy),… Mỗi nhóm tính cách đều mang những đặc trưng nổi bật riêng. Vì thế, thực hiện trắc nghiệm MBTI là cách hiệu quả giúp bạn có thể định vị bản thân, xác định định hướng tương lai.
DISC
DISC là công cụ tự đánh giá hành vi dựa trên lý thuyết hành vi và cảm xúc của William Moulton Marston vào năm 1928, với 4 nhóm tính cách:
- Dominance (Người thống trị)
- Influence (Người ảnh hưởng)
- Steadiness (Người kiên định)
- Compliance (Người kỷ luật)
Mỗi nhóm người sẽ mang những ưu điểm, nhược điểm riêng về tính cách. Dựa vào DISC bạn có thể xác định vị bản thân hiệu quả.
Phương pháp Ikigai
Ikigai là triết lý nổi tiếng có nguồn gốc từ Nhật Bản, với hàm ý là “Ý nghĩa cuộc sống”. Triết lý Ikigai là sự giao thoa của bốn vòng tròn lớn, bao gồm:
- Thứ bạn thích (What you love?)
- Thứ bạn giỏi (What you are good at?)
- Điều mang lại thu nhập (What you are paid for?)
- Điều thế giới và xã hội cần (What the world needs?)
Dựa vào bốn yếu tố này, bạn sẽ xác định được mục tiêu, ý nghĩa của cuộc sống, xây dựng nên sự hạnh phúc, lý tưởng sống của chính mình.
Biết cách tận dụng cơ hội
Đôi khi trong cuộc sống bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt mà bản thân không hề hay biết. Vì thế, hãy cố gắng quan sát, cố gắng và nắm bắt mọi cơ hội khi có thể. Đừng chần chừ, sợ hãi rằng bản thân không làm tốt hay không đủ năng lực. Bởi như thế thì bạn đang gián tiếp hạ thấp giá trị của bản thân, khó đạt được thành công trong cuộc sống.
Dám bước ra khỏi “vùng an toàn”
Dựa trên những thế mạnh, năng lực tiềm ẩn của bản thân giúp bạn định hướng được những bước đi trong cuộc đời của chính mình. Ngoài ra, đừng ngại bước ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân nhé.
Bởi khi cởi mở đón nhận, chấp nhận những rủi ro, thử thách cũng chính là cách giúp bạn tìm được giá trị của bản thân. Từ đó, không ngừng phát triển, hoàn thiện và khẳng định chính mình.
Xem bản thân là một sản phẩm
Để định vị bản thân một cách hiệu quả, chính xác nhất thì hãy coi mình như một sản phẩm trên thị trường. Rằng bạn nên là sản phẩm đặc biệt, với những giá trị đích thực để đáp ứng nhu cầu của một nhóm đối tượng cụ thể, chứ đừng là những sản phẩm tràn lan trên thị trường mà ai cũng có thể sở hữu.
Để đạt được điều đó thì chính bạn cần phải hiểu rõ về bản thân, bạn có gì, năng lực gì và muốn đạt được những gì. Điều này sẽ giúp bạn định vị bản thân, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Trải nghiệm nhiều nhất có thể
“Học phải đi đôi với hành”, vì thế, để muốn bạn thân thực sự thích gì thì bạn hãy bắt tay vào làm, trải nghiệm nhiều nhất có thể. Chỉ khi bạn bắt tay vào làm thì bạn mới có những cảm nhận, đánh giá chính xác nhất về công việc cũng như năng lực của bản thân. Từ đó, có thể đánh giá được bản thân có phù hợp với sở thích, công việc đó hay không?
Tuy nhiên, bất cứ trải nghiệm nào cũng hãy làm hết sức và đừng bỏ cuộc dễ dàng nhé! Bởi chỉ khi bạn nỗ lực hết mình thì bạn mới nhìn thấy giá trị thực sự của nó, còn nếu “thấy khó là lùi” thì bạn sẽ mãi chẳng tìm được công việc phù hợp.
Đừng bị đóng khung bởi những lời “khẳng định”, “tuyên bố”
Cuộc sống không ngừng biến động, thay đổi. Vì thế, đừng bao giờ tự đóng khung chính mình bằng những khẳng định, tuyên bố như mình không làm được, mình không phù hợp,… Bởi, nếu bạn tự cảm thấy rằng mình không có khả năng, vô dụng thì bạn sẽ trở thành người như vậy.
Thay vào đó, hãy không ngừng cố gắng, học hỏi và hoàn thiện bản thân. Mỗi bước đi của bạn đều mang những ý nghĩa nhất định, đó là sự nỗ lực không ngừng mỗi ngày.
Kiên nhẫn với sứ mệnh của mình
Sau khi đã tìm được giá trị của bản thân, tìm được hướng đi, con đường phù hợp với bạn thân thì hãy kiên trì với định hướng đó nhé! Bởi nếu không kiên trì với từng bước đi của bản thân thì dấu chân của bạn cũng chỉ giống như đi trên sa mạc, phút chốc bị thổi bay không còn dấu vết.
Vì thế, để chắc chắn cho từng bước chân thì bạn cần không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thiện và khẳng định bản thân. Nó sẽ giúp bạn từng bước về “đích” một cách hiệu quả.
Phía trên là toàn bộ về bí quyết định vị bản thân để bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học hỏi, phát triển bản thân của mình.
Theo Langmaster