Nghiên cứu phân tích thị trường trong Marketing bao gồm việc thu thập dữ liệu online và offline (thị trường, hành vi khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…) để đưa ra được đánh giá chính xác nhất về thị trường hiện tại.
Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ tâm lý của từng nhóm tuổi để có từng phương án chốt đơn hiệu quả :
Mục tiêu của bài viết giúp xác định :
- Họ là ai?
- Họ ở đâu?
- Đặc điểm tâm lý của họ thế nào?
Lợi ích của tâm lý khách hàng theo độ tuổi cho Marketing
- Nếu bạn biết mọi người lựa chọn, so sánh các sản phẩm khác nhau trong cùng một nhóm sản phẩm mà công ty đang cung cấp như thế nào. Lúc đó bạn sẽ có thể cấu trúc và tối ưu nội dung và căn chỉnh được thông điệp Marketing.
- Nếu bạn biết họ không quan tâm điều gì, có thể loại bỏ khỏi website.
- Nếu bạn biết thứ họ đọc, bạn sẽ tiếp cận họ dễ dàng hơn.
Nắm bắt được tâm lý mua hàng hay hành vi mua hàng sẽ nói trực tiếp với bạn “tại sao khách hàng lại quyết định chọn mua sản phẩm” từ đó giúp bạn xây dựng tính cách khách hàng, kiến tạo thông điệp đúng đắn và đặt đúng nơi. Đối với bất kỳ Marketer nào, tâm lý khách hàng không thể bỏ qua.
Các bạn có thể dễ dàng phân tích được tâm lý của khách hàng theo độ tuổi nếu như có thể quản lý thông tin của khách hàng.
Các nhóm tâm lý khách hàng theo độ tuổi chính (IAO)
- I – Interest: sở thích Sở thích là khuynh hướng lựa chọn và ưa chuộng đặc biệt từ phía khách hàng.
- A – Activities: hành động
✍️ Đây là những thứ mọi người hay làm trong cuộc sống hàng ngày như thói quen: đọc sách, tập thể thao, nghe nhạc, câu cá,… Đôi khi, dữ liệu này có thể không liên quan.
- O – Opinions: quan điểm
✍️Mọi người đều có quan điểm riêng của họ, khi nhiều người có quan điểm giống nhau, họ có xu hướng thành lập nên một cộng đồng khách hàng. Quan điểm và thái độ khách hàng là một khía cạnh quan trọng nhưng thường bị các doanh nghiệp bỏ qua. Hãy lồng ghép những thông điệp phản ánh đúng quan điểm trên những poster quảng cáo của phần đông khách hàng. Đối với các nhà quản trị, nắm bắt các quan điểm mới về cộng đồng khách hàng điều cần thiết.
Các phương pháp nghiên cứu tâm lý khách hàng theo độ tuổi
Thống kê mạng xã hội cho phép bạn nhận biết được các xu hướng về sở thích, thái độ. Những dữ liệu liên quan đến cảm xúc là tiền đề để phân tích khách hàng trên mặt tâm lý học.
Theo dõi mạng xã hội là việc nên làm, những cuộc hội thảo tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi quảng cáo trực tuyến giúp bạn phát hiện những vấn đề từ phía khách hàng.
Google Analytics cũng là một cách để nghiên cứu tâm lý khách hàng trên nhiều phương diện như sở thích, giới tính, độ tuổi, thói quen,…
Tuy nhiên, cách được coi là hiểu quả nhất là thông qua nghiên cứu chi tiết về cá nhân người dùng (phỏng vấn và khảo sát là cách thường dùng)
Đặc điểm chi tiết về tâm lý khách hàng theo độ tuổi
Lứa tuổi nhi đồng (3 – 10 tuổi)
- Nhu cầu phát triển từ tính chất sinh lý đến nhu cầu mang nội dung xã hội
- Hành vi tiêu dùng phát triển từ chỗ có tính chất bắt chước tới thể hiện đặc điểm cá nhân
- Thích sự chỉ bảo hướng dẫn của người lớn
Lứa tuổi thiếu niên (11 – 13 tuổi)
- Tâm lý: bắt đầu có xu hướng đòi hỏi được tôn trọng, năng lực tư duy logic, tư duy ngôn ngữ được nâng cao.
- Tình cảm: có sự phát triển vượt bậc, nhu cầu giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển ý thức. Nên chú ý
- Muốn tỏ ra là người lớn, thích so sánh với hàn vi tiêu dùng của người lớn. không muốn bị cha mẹ ràng buộc, muốn tự mua hàng mình thích.
- Khuynh hướng mua sắm bắt đầu tăng lên, hành vi mua hàng ngày càng ổn định vì thế kiến thức tiêu dùng ở lứa tuổi này không ngừng tăng lên.
- Phạm vi chịu sự ảnh hưởng từ xã hội tăng lên: chịu tác động từ bố mẹ, sản phẩm được quảng cáo trên tivi, bạn bè, thầy cô giáo
Lứa tuổi vị thành niên (14 – 17 tuổi)
- Sự hoàn thiện hệ thần kinh và các giác quan làm cho cảm giác, tri giác có độ nhảy cảm về hội họa, âm nhạc phát triển mạnh. Vì thế, khi lựa chọn sản phẩm lứa tuổi đã có cái nhìn quan sát sản phẩm khá tốt, dễ hình thành kinh nghiệm tiêu dùng sau này.
- Trí nhớ phát triển mạnh làm cơ sở rất tốt cho việc ghi nhớ các nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm được quảng cáo trên tivi, các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Khả năng đánh giá và lựa chọn sản phẩm bắt đầu có những yêu cầu về thẩm mỹ (màu sắc, kiểu dáng,…)
Chưa có sự chín chắn trong mua hàng, dễ dàng chạy theo trào lưu hoặc ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Lứa tuổi thanh niên (18 – 34 tuổi)
- Có tính độc lập cao trong tiêu dùng: có năng lực độc lập mua hàng tiêu dùng sản phẩm.
- Thích thể hiện cái “Tôi”: đòi hỏi được độc lập, tự chủ, mọi việc làm đều muốn biểu hiện cho cái tôi. Trong tiêu dùng, họ ưa thích những hàng hóa thể hiện cá tính, sự độc đáo.
- Yêu cầu thực dụng: chủ động chọn sản phẩm hót nhưng phải thực dụng hợp với môi trường hoạt động và công việc của họ.
- Dễ xúc động trong tiêu dùng: tư tưởng, tình cảm, thị hiếu, tính cách, khí chất đều chưa ổn định. Trong tiêu dùng họ thường dễ xúc động, dễ thay đổi. thường xuất hiện mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm, khi lựa chọn sản phẩm thường có phần nghiêng về tình cảm.
Tuổi trung niên (35 – 55 tuổi)
- Phần lớn người ở độ tuổi này đã có gia đình, vì thế họ không chỉ mua cho bản thân mà còn cho cả gia đình.
- Chú trọng những sản phẩm thực dụng, giá rẻ, hình thức đẹp: lúc này, họ luôn tính toán chi tiêu cho hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
- Chú trọng sự tiện lợi của hàng hóa: quỹ thời gian bị hạn chế vì vậy người tiêu dùng tỏng độ tuổi này rất ủng hộ những sản phẩm sử dụng tiện lợi (sản phẩm ăn liền, tốn ít thời gian chế biến, sử dụng giúp họ giảm thời gian hoạt động)
- Mua hàng theo lý trí: không như lứa tuổi từ 18 – 34, họ vừa phải lo toan đời sống gia đình, vừa phải lo cho gia đình nội – ngoại. do đó họ thường suy nghĩ cân nhắc hết sức kỹ lưỡng trước khi mua hàng.
Trong marketing, việc nghiên cứu – phân tích tâm lý khách hàng theo độ tuổi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đó sẽ giúp các marketer đưa ra các chiến lược tiếp cận, khẩu hiệu đánh chính xác vào đối tượng khách hàng hướng đến gia tăng sức ảnh hưởng đến từng khách hàng.
Theo CRM Việt