Những năm gần đây, khi lựa chọn ngành học, các em học sinh dành sự quan tâm rất lớn đến marketing, bởi cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
Vậy làm sao để biết mình có phù hợp với nghề nghiệp marketing không?
Hãy cùng SaleJob kiểm tra với các dấu hiệu dưới đây nhé :
Niềm đam mê, yêu thích với nghề nghiệp marketing
Ở thời điểm khởi đầu khi quyết định dấn thân theo đuổi ngành nghề nào đó, trước những sự lựa chọn, chúng ta thường hay hỏi rằng “Liệu nghề nghiệp đó có phù hợp với mình không? Liệu mình có đủ kiến thức, kỹ năng, nhiệt huyết để tỏa sáng trong lĩnh vực này không?”. Và câu trả lời đó trước tiên là nhấn mạnh niềm đam mê của bạn.
Đam mê thường là nguồn năng lượng vô hạn để chúng ta vươn lên và đạt được những thành công. Đối với nghề nghiệp marketing, đam mê càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó không chỉ là sự hứng thú ngắn hạn, mà còn là sự sâu sắc, bền bỉ và không ngừng tìm kiếm những kiến thức mới trong lĩnh vực marketing. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này, việc xác định đam mê là một yếu tố không thể bỏ qua.
Đã bao giờ bạn cảm thấy không thể kìm nén được sự tò mò trước những hình ảnh quảng cáo bắt mắt? Đã khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao những lời chào mời hấp dẫn có thể khiến người dùng ấn tượng, mua hàng?”. Rồi đã bao giờ bạn thích thú với một TVC đẹp mắt, đầy cảm xúc? Có hứng thú khám phá những chiến lược tiếp thị sáng tạo và cách thức mà các thương hiệu tạo dựng mối liên kết với khách hàng? Nếu bạn cảm thấy kích thích và tò mò với những điều này, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn có đam mê với marketing.
Bạn có muốn hiểu rõ về cách mà người tiêu dùng nghĩ, cảm nhận và hành động? Bạn quan tâm đến những yếu tố tác động đến họ, như thị trường, xu hướng? Bạn tự mình tìm hiểu và chia sẻ kiến thức thú vị với những người bạn cùng sở thích. Bạn lắng nghe những câu chuyện của các nhà tiếp thị thành công. Bạn mong muốn xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, có nét riêng, đột phá và gợi cảm hứng cho người khác?… Cứ như thế là bạn đang khám phá thêm những “bí ẩn” trong marketing.
Nghề nghiệp marketing hay bất cứ ngành nghề nào nếu muốn theo đuổi trước tiên bạn phải xem mình có đam mê hay không nhé.
Khả năng sáng tạo – gắn liền với nghề nghiệp marketing
Trong lĩnh vực marketing, khả năng sáng tạo đóng vai trò quan trọng, mang lại những ý tưởng độc đáo và không ngừng để tạo nên sự khác biệt.
Bạn có thể hiểu rõ điều này qua câu chuyện sau. Một cậu bé tên là Bình, cậu luôn được mọi người xung quanh biết đến với sự sáng tạo đặc biệt. Khi còn nhỏ, cậu thường tự tạo ra những trò chơi mới cho bạn bè bằng cách sáng tạo các quy tắc và cốt truyện hấp dẫn. Cậu cũng hay sử dụng hình ảnh và từ ngữ để thể hiện ý tưởng của mình. Lớn lên, cậu bắt đầu học về marketing. Bình nhanh chóng nhận ra rằng khả năng sáng tạo của mình là một lợi thế lớn trong lĩnh vực này. Thay vì chỉ đơn thuần áp dụng các chiến lược tiếp thị truyền thống, Bình luôn tìm cách tạo nên những ý tưởng mới mẻ và gây chú ý. Khi làm việc cho một công ty thời trang, để thu hút sự chú ý của khách hàng, Bình đã tạo ra một chiến dịch quảng cáo độc đáo. Thay vì sử dụng hình ảnh thường thấy, anh ấy đã sử dụng công nghệ thực tế tăng cường để cho phép khách hàng “thử” trang phục ngay trên màn hình điện thoại của họ, khiến họ cảm thấy như đang sống trong một thế giới thời trang phong phú, đầy cảm xúc. Điều này tạo ra một trải nghiệm tương tác thú vị và tạo sự độc đáo cho thương hiệu.
Nếu bạn cũng có khả năng sáng tạo như thế, bạn sẽ nhìn thấy tiềm năng và cơ hội trong những ý tưởng mới. Bạn có thể tạo ra những chiến dịch tiếp thị không chỉ đơn thuần là quảng cáo, mà còn là những câu chuyện gần gũi với khách hàng. Nếu bạn thấy sự sáng tạo trong mình đang phát triển, hãy tin vào khả năng của mình khi bước vào thế giới marketing.
Chúng ta biết rằng, sản phẩm chỉ có những tính năng nhất định, nhưng câu chuyện xung quanh nó thì rất nhiều. Người theo đuổi nghề nghiệp marketing luôn phải tìm cách gợi ý và thuyết phục người dùng, tìm cách kể câu chuyện thương hiệu một cách hấp dẫn nhất.
Chẳng hạn, Nike – một trong những thương hiệu thể thao hàng đầu trên thế giới. Nike luôn được biết đến với việc sáng tạo những chiến dịch tiếp thị đột phá, gây cảm hứng và thu hút hàng triệu người. Một trong những khẩu hiệu đáng nhớ nhất của Nike là “Just Do It”. Đó không chỉ đơn thuần là những hình ảnh chất lượng cao hay những câu slogan mạnh mẽ, mà là cách thể hiện sự sáng tạo và tạo đột phá trong cách tiếp cận.
Nike tạo ra những câu chuyện cảm động về vận động viên – người vượt qua những giới hạn, khó khăn để đạt được thành công. Câu chuyện đầy cảm hứng này đã truyền tải thông điệp rằng bất kỳ ai cũng có thể đạt được những thành tựu lớn lao nếu họ có đủ đam mê và quyết tâm.
Hay ví dụ về sing gum Cool Air, khi nhấn mạnh tác dụng “sảng khoái tinh thần” để “tỉnh táo lái xe”, khác với nhận thức của người dùng trước đó về sản phẩm là chỉ gắn với sau bữa ăn, khi giao tiếp. Đây là một trong những ví dụ về ý tưởng sáng tạo, độc đáo mà người làm marketing có thể mang lại, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Bạn có giao tiếp tốt với người xung quanh?
Trong lĩnh vực marketing, theo các chuyên gia, bạn cần phối hợp một cách nhịp nhàng với tất cả các bộ phận liên quan, từ đồng nghiệp, đối tác, đến khách hàng và cả những bộ phận nội bộ khác trong tổ chức.
Đó sẽ không chỉ đơn thuần là việc quảng bá sản phẩm hay dịch vụ, mà còn liên quan mật thiết đến khả năng giao tiếp và truyền đạt thông điệp một cách nhịp nhàng và hiệu quả. Đây là dấu hiệu thứ 3 mà bạn cần xem xét để biết liệu mình có phù hợp với nghề nghiệp marketing hay không.
Một người làm marketing thành công là người biết lắng nghe, hiểu và truyền đạt thông điệp một cách chính xác và sáng tạo. Chẳng hạn, trong một dự án quảng cáo mới, bạn cần làm việc cùng các nhóm khác trong công ty, bao gồm đội kỹ thuật, đội thiết kế và đội nội dung. Bằng cách sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt phù hợp, bạn đã tạo ra một môi trường làm việc hòa đồng, tìm cách kết hợp những ý tưởng khác nhau thành một chỉnh thể, tạo ra một tinh thần hợp tác và cùng nhau xây dựng một sản phẩm độc đáo; kết nối mọi người trong một mục tiêu chung.
Khả năng nhanh nhạy – chìa khóa thành công trong nghề nghiệp marketing
Không nhàm chán, thích ứng với sự biến đổi liên tục là dấu hiệu quan trọng cho thấy một người có thể phù hợp với nghề nghiệp marketing.
Ngành marketing được đặc trưng bởi sự đa dạng và sự biến đổi không ngừng. Các xu hướng thị trường, ứng dụng công nghệ, tâm lý người tiêu dùng… và cả cách tiếp cận quảng cáo đều thay đổi theo thời gian. Vì vậy, để thành công trong ngành, một người làm marketing cần có khả năng nhìn nhận và thích ứng với những biến đổi này.
Ví dụ về sự phổ biến của mạng xã hội và vai trò quan trọng của nó trong tiếp thị hiện nay. Trước đây, tiếp thị truyền thống thông qua truyền hình và báo chí là chủ yếu. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của mạng xã hội, người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng nền tảng này để tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Điều này đã tạo ra một thay đổi lớn trong cách tiếp cận marketing. Người làm tiếp thị nhận ra xu hướng và nhanh chóng thích ứng bằng cách tạo ra nội dung phù hợp để thu hút và tương tác với khách hàng.
Hay vấn đề về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa… Để tận dụng tối đa những công nghệ này – những thứ mà thay đổi liên tục không ngừng, người làm marketing cần thích ứng nhanh chóng, học hỏi và áp dụng những công cụ mới nhằm tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch.
Bạn có khả năng phân tích và đánh giá?
Kỹ năng phân tích dữ liệu hiện nay là kỹ năng thiết yếu của một người theo đuổi nghề nghiệp marketing. Đã có khảo sát cho thấy hơn 60% giám đốc marketing nhất trí rằng tiếp thị dựa trên dữ liệu là yếu tố quan trọng để thành công trong các chiến dịch marketing hiện nay.
Một marketer giỏi cần có khả năng phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả của chiến dịch. Đó là việc thu thập và phân tích thông tin, chẳng hạn như sử dụng dữ liệu bán hàng, phản hồi từ khách hàng, đọc các chỉ số trên các công cụ của tiếp thị kỹ thuật số như lượt click, impression, view của người dùng…. để đánh giá hiệu quả của chiến dịch và điều chỉnh chiến lược tiếp thị tương ứng.
Với công việc đòi hỏi sự nghiên cứu các công cụ phân tích, đọc các báo cáo thị trường, đo lường hoạt động marketing… của doanh nghiệp nên nếu bạn có khả năng phân tích và đánh giá, tư duy logic thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn phù hợp với nghề nghiệp marketing.
Bạn có kỹ năng quản lý thời gian?
Trong một môi trường nhanh nhạy như marketing, khả năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Marketer cần phải biết ưu tiên công việc, xử lý công việc một cách khoa học, đồng thời và hoàn thành nó theo tiến độ. Ví dụ, một nhà tiếp thị có thể đối mặt với nhiều dự án, chiến dịch khác nhau cùng một lúc. Họ cần biết phân chia thời gian và tập trung vào công việc quan trọng nhất để đạt được kết quả tốt nhất.
Để quản lý thời gian hiệu quả, các marketer có thể trau dồi thêm các kỹ năng thiết lập mục tiêu, từ những mục tiêu mang tính dài hạn này sẽ có hướng triển khai trong ngắn hạn theo tháng, theo ngày cụ thể, chia nhỏ mục tiêu theo thời gian gắn với mức độ quan trọng,…. từ đó tập trung và nâng cao hiệu suất làm việc.
Bạn có sự kiên nhẫn và kiên trì?
Thực tế, đôi khi các chiến dịch marketing không đạt kết quả ngay lập tức và đòi hỏi thời gian và sự cố gắng để đạt được mục tiêu. Một marketer thành công sẽ không bỏ cuộc dễ dàng, mà kiên nhẫn tìm hiểu và thử nghiệm để tìm ra phương pháp tốt nhất.
Starbucks là một ví dụ điển hình về sự kiên nhẫn, kiên trì khi làm marketing. Khi Howard Schultz mua lại Starbucks năm 1987, ông đã đặt mục tiêu xây dựng một chuỗi cửa hàng cà phê toàn cầu. Tuy nhiên, hành trình không hề dễ dàng.
Ban đầu, Starbucks chỉ là một quán cà phê nhỏ ở Seattle. Nhưng Schultz đã không ngừng khám phá và mở rộng thị trường. Ông đã đề ra chiến lược để tạo ra một trải nghiệm độc đáo cho khách hàng, tập trung vào chất lượng sản phẩm và không gian thoải mái. Qua nỗ lực không ngừng, Starbucks đã từng bước mở rộng đến các thành phố lớn khắp thế giới.
Trên hành trình phát triển, Starbucks đã gặp khó khăn và thách thức. Đặc biệt là vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi nền kinh tế thế giới đối mặt với sự suy thoái, Starbucks cũng phải đối mặt với sự sụp đổ và cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, Schultz không bỏ cuộc. Thay vào đó, ông đã thúc đẩy sự đổi mới, điều chỉnh chiến lược và tạo ra những giá trị khác biệt để phục hồi và phát triển Starbucks trở lại, đặc biệt là quan tâm đến mảng marketing.
Nhờ sự kiên nhẫn và kiên trì, ông đã đưa Starbucks trở thành một trong những nhãn hàng cà phê nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, với cộng đồng khách hàng trung thành. Như vậy, marketing hay các hoạt động hướng đến khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ là cả một quá trình, không thể nóng vội.
Trên đây là một số dấu hiệu giúp bạn tham khảo để đánh giá xem mình có phù hợp với nghề nghiệp marketing hay không? Nếu chưa chọn được ngành học, nghề nghiệp, bạn đánh giá các dấu hiệu trên. Chỉ cần phù hợp nửa số dấu hiệu bạn có thể cân nhắc lựa chọn theo nghề nghiệp marketing. Còn nếu đã “fall in love” với nghề rồi thì các dấu hiệu trên nhắc nhớ bạn hãy luôn vững tin với sự lựa chọn của mình.
Có thể khẳng định, với cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở, người theo đuổi marketing có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan. Đây luôn là ngành dẫn đầu trong top những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất tại Việt Nam. Theo đánh giá từ các chuyên gia thì mỗi năm thị trường lao động tại Việt Nam cần đến hơn 10000 lao động thuộc ngành này.
Vậy khi xác định được các dấu hiệu kể trên, thấy mình phù hợp với ngành nghề đầy tiềm năng, cơ hội này, bạn có thể tìm học một cách chính quy tại các trường đại học.
Theo HCCT.EDU.VN